Trong tổng số 833.226 bài thi môn Ngữ văn của cả nước có 1 điểm 10 tuyệt đối duy nhất. Trong khi đó, năm ngoái, mức điểm cao nhất của môn này là 9,5.
Trong tổng số 833.226 bài thi môn Ngữ văn của cả nước có 1 điểm 10 tuyệt đối duy nhất. Trong khi đó, năm ngoái, mức điểm cao nhất của môn này là 9,5.
Chiều nay, thí sinh làm bài trắc nghiệm môn Toán. Zing.vn sẽ cập nhật đề thi và bài giải của môn thi này.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về đoạn thơ "Đất là nơi… giỗ Tổ", bình luận quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và đưa dẫn chứng.
Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư.
- Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình.
* Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử - địa lý, từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
* Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý và lịch sử. Học sinh cần triển khai được những ý sau:
a. Cắt nghĩa Đất Nước ở không gian địa lý:
- Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước".
- Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm".
- Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ:
+ Không gian rộng dài, giàu đẹp: "Đất là nơi… biển khơi" + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên.
b. Cắt nghĩa Đất Nước từ bình diện lịch sử: Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: "Những ai đã khuất…giỗ Tổ".
- Những câu thơ nhắc đến cội nguồn cao quý, lâu đời: dòng dõi Rồng Tiên, thời kỳ các Vua Hùng dựng nước.
- Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân (lòng biết ơn và ý thức phát huy truyền thống).
- Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, gợi nhắc đến niềm tự hào về Đất Nước và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lúc bấy giờ.
- Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
Một thí sinh cho biết: "Chỉ 50 phút nhưng làm đến 40 câu. Vì thế chỉ có hơn 1 phút cho 1 câu. Trong đó có khoảng 15 câu khó dành phân loại học sinh nên em không làm hết được. Em làm được 20 câu. Còn lại không kịp thời gian nên chọn đại".
Còn Thành Tân, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10) thì nhận xét: "Như mọi năm, phần điện là khó nhất trong đề thi. Em làm không kịp thời gian. Em chắc chắn đúng được 25 câu. May măn là nhưng câu lý thuyết tương đối dễ, học thuộc lòng là làm được. Còn những câu phần điện khó quá nên... hên xui".
Nhiều thí sinh cũng nhận định tương tự: phần điện là khó nhất trong đề lý năm nay.
* Đối với đề thi hóa, nhóm thí sinh thi tại điểm thi Trường THPT Diên Hồng (Q.10, TP.HCM) cho biết đề thi dài và khó, có những câu đánh đố thí sinh, và có tính phân loại thí sinh rất cao.
"Tuy đề thi bám sát chương trình SGK và tương tự như được thi thử. Thế nhưng có mức độ khó hơn. 10 câu cuối đề thi hóa mã đề 218 thật sự khó nên em làm không được", thí sinh tên Quỳnh Anh cho biết.
Còn Thanh Thủy, học sinh Trường THPT Diên Hồng thì nhận xét": "Những năm trước, phần lý thuyết là phần ăn điểm. Nhưng với đề hóa năm nay, lý thuyết khá khó, lại trải đều kiến thức ở cả ba năm THPT, nếu không đọc kỹ đề dễ chọn đáp án sai". Thủy dự đoán mình làm được 6,5 điểm. X.Phương (ghi)
* Nhiều thí sinh thi tai điểm thi trung tâm GDTX Q.Tân Bình cho rằng đề thi môn thành phần vật lý năm nay không có những câu đặc biệt khó.
Đề có 40 câu, những câu đầu khá dễ, em nghĩ thí sinh học lực trung bình có thể làm được nhưng khoảng 15 câu sau độ khó tăng dần. Em làm được 32 câu, 8 câu còn lại không kịp thời gian. B.Thanh (ghi)
* Học sinh Tiến Đạt (Trường THPT Theleman), làm mã đề 213, cho biết: Đề thi của tổ hợp 3 môn khoa học tự nhiên có những câu theo từng mức độ khó dễ khác nhau.
"Khoảng 25 câu đầu là kiến thức cơ bản. Từ sau câu 25 trở đi khó hơn. Có khoảng 4-5 câu khó, mang tính nâng cao", Đạt nhận xét.
Thí sinh Minh Hương (Trường THPT Bùi Thị Xuân), làm mã đề 224, đánh giá: Đề thi của 3 môn khoa học tự nhiên cơ bản nằm trong chương trình học, ôn bài kỹ, nắm kiế thức là có thể làm tốt. "Các bạn học khá có thể làm được 7-8 điểm. Những bạn học lý, hóa, sinh trung bình chắc cũng làm được 5-6 điểm. Với đề này thì không lo điểm xét tốt nghiệp. Trong đề môn nào cũng có 6-7 câu khó, ai làm nhiều bài tập, suy luận tốt mới làm được thì mới có thể đạt điểm cao 8-9 điểm", Hương nói. Nguyên Mi (ghi)
* Đây là lần đầu tiên thí sinh làm cùng lúc 3 môn trong một buổi sáng, nên không tránh khỏi áp lực. Nhiều thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.11, TP.HCM cảm thấy mệt mỏi sau buổi thi.
Thí sinh Thục Loan (học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho biết: "Em chỉ thi môn hóa với sinh để xét tuyển khối B. Môn hóa thì 20 câu đầu đơn giản, 30 câu sau cần tư duy hơn. Làm xong 2 môn là em rã rời. Em đoán chắc 2 môn hóa, sinh mình được 6-7 điểm".
Thí sinh Trần Văn Huy nhận định môn sinh mã đề 219 nếu học thuộc bài thì có thể làm tốt từ câu 81 đến 106. Từ câu 107 đến 120 khó hơn, thí sinh xét tuyển khối B phải làm chính xác những câu này mới mong được điểm cao. "Quả thực làm 3 môn trong một buổi thi rất mệt. Em thấy đến môn thứ 2 là bản thân em và nhiều bạn không còn tinh thần tốt như khi mới vào", Huy cho biết. Mỹ Quyên (ghi)
* Thí sinh Trần Hồng Thủy (thí sinh tự do tại điểm thi THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM) cho biết: “Với nguyện vọng xét vào khoa toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng nay em chỉ thi 2 môn lý-hóa. Tuy nhiên, do thời gian thi 2 môn này chỉ cách nhau chỉ 10 phút nên em không có đủ thời gian để phân tách kiến thức của từng môn nên bị lẫn lộn kiến thức trong quá trình làm bài. Thủy cho biết thêm: “Khi thi môn lý em không thể bỏ kiến thức môn hóa ra khỏi đầu vì kiến thức môn hóa vừa mới ôn xong. Tương tự, khi thi môn hóa học em lại nhớ và bị lẫn lộn với môn vật lý và khiến em không thoát ra được”.
Thí sinh Nguyễn Thanh Nga (cũng tại điểm thi Trường THCS Trần Văn Ơn) chia sẻ: “Kết thúc mỗi bài thi chúng em có 10 phút để nghỉ. Thay vì ngồi ôn bài hết 10 phút này em phải dành ra khoảng 3-4 phút để đi ra nhà vệ sinh rửa mặt lấy lại tinh thần”. Nga chia sẻ thêm: “Nhờ cách này em đã có thể kiểm soát được việc nhớ kiến thức của từng môn. Tuy còn lẫn lộn nhưng chỉ mất vài phút đầu. Khi bắt tay vào làm môn sau thì đã có thể bắt nhịp và kịp thời làm bài”. Nga dự đoán: “Với đề thi năm nay em nghĩ mình đã làm đúng 80% bài thi”. Lam Ngọc (ghi)
* Thí sinh Trần Đăng Khoa (12A2 Trường THPT An Nhơn Tây) nhận định đề thi chỉ làm được khoảng trên 50%. “Môn vật lý hơi khó hơn so với 2 môn còn lại. Có 15 câu khó và đòi hỏi phải học lực khá trở lên mới làm được. Hóa thì mức độ vừa sức, học sinh học lực trung bình cũng có thể đạt được 5 điểm. Sinh thì không phải lợi thế của em nhưng em thấy cũng tạm ổn”, Khoa chia sẻ.
Mặc dù đã rời phòng thi nhưng nhiều thí sinh tại điểm thi Trường THPT Quang Trung vẫn nán lại để trao đổi về tổ hợp 3 môn khoa học tự nhiên sáng nay
Còn thí sinh Võ Thị Hoa Đào (học sinh Trường THPT Quang Trung) cho rằng mình chỉ chắc chắn mỗi môn khoảng được 20 câu. Riêng với môn vật lý thì đánh lụi mất 9 câu vì không kịp thời gian. “Em học lực khá nhưng chỉ làm mỗi môn được khoảng 50%. Môn hóa em thấy vui hơn vì chắc được khoảng 60% đề. Nhìn chung 3 môn đều ở mức độ trên trung bình. Nhưng dù sao do ngày thi này áp lực cũng nặng quá nên ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu 3 môn này thi 3 buổi khác nhau thì em nghĩ mình sẽ làm tốt hơn”, Đào nói. Nữ Vương (ghi)
* Tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM), thí sinh Huyền Trang tự tin cho biết làm tốt ba môn, trong đó môn sinh là tốt nhất.
“100% phần thi môn sinh đều có trong chương trình. Còn môn lý thì chỉ có 2 - 3 câu nâng cao”, Huyền Trang nhận xét.
Từng hai lần thi thử và thi học kỳ theo hình thức tổ hợp nên thí sinh Thu Thảo (Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu) cảm thấy không bị áp lực. Thu Thảo chia sẻ: “Em thấy đề thi hai môn hóa và sinh hơi dễ, dự đoán em được 8 điểm/môn. Còn môn lý, em dùng để xét tốt nghiệp nên làm với tâm lý rất thoải mái, chỉ cần đạt 6 điểm thôi. Em để dành sức tập trung cho hai môn hóa, sinh”. Như Lịch (ghi)
* Thí sinh Nguyễn Quang Huy (điểm thi THPT Trần Phú, Đà Nẵng) làm bài thi tổ hợp tự nhiên với mã đề 210. “Có lễ đề phân loại thế mạnh yếu của thí sinh đối với từng môn thi. Nên với em, môn lý khá nặng, em làm không kịp giờ, chỉ chắc được khoảng 60% đáp án. Môn hóa với em dễ dàng hơn và em tự chấm mình làm được khoảng 80%. Môn sinh thì em hơi yếu nên không tự tin gì, thấy độ khó 50/50”, Quang Huy cho biết.
Cũng tại điểm Trường THPT Trần Phú, thí sinh Nguyễn Phạm Lan Trinh thi môn tổ hợp tự nhiên mã đề 212 làm bài khá tự tin. Trinh cho biết, thời gian với từng môn khá eo hẹp nên em tính toán và tập trung cao độ mới có thể giải quyết hết được nội dung bài làm. “Nói chung phải rất tỉnh táo thì mới có thể né hết các bẫy trong đề”, Lan Trinh chia sẻ. An Dy (ghi)
* Kết thúc 3 môn thi tổ hợp sáng nay 23.6, nhiều thí sinh tại Thừa Thiên-Huế rời khỏi điểm thi với tâm lý không dễ chịu khi nhiệt độ bên ngoài trời khoảng 40 độ C.
Nhiều thí sinh cùng chung nhận định là 3 môn thi khá khó. Thí sinh Trần Hoàng Phương Linh, làm mã đề 221, nói: “Môn hóa mình làm được 34/40. Riêng đề sinh thì khá dài, nhưng mình vẫn làm hết”. Còn thí sinh Nguyễn Hoàng Minh (làm mã đề 702) thì cho hay: “Trong 3 môn mình chỉ làm được môn hóa, mình chỉ làm được 70%. sinh và lý khá khó, sinh mình làm chỉ được 30%, lý thì 50%. Nhìn chung 3 môn đều khó”.
Trong khi đó, các thí sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế tỏ ra tự tin hơn sau khi rời điểm thi ở trường mình. Thí sinh Nguyễn Trần Anh Thi chia sẻ: “Em dự thi ĐH khối B thế nên em rất chú trọng vào môn sinh. So với năm trước thì đề thi năm nay có phần nhẹ nhàng hơn, riêng 4 đến 5 câu cuối tính toán khá nhiều khiến em mất thời gian, Tuy nhiên, em cũng chắc chắn là làm được trên 85% bài thi”. Đình Toàn (ghi)
* Thí sinh Võ Ngọc Quỳnh Như, học sinh trường THPT Nguyễn Huệ (dự thi khối A1) tại điểm Trường THCS Lương Thế Vinh (Phú Yên), cho biết riêng môn vật lý thì em làm hết, còn 2 môn hóa và sinh không thuộc khối mà em chọn nên khoanh đại.
Thí sinh Trần Đại Nghĩa, học sinh Trường Phổ thông Duy Tân (dự thi khối A), cho biết khả năng làm bài đạt từ 5-6 điểm đối với môn lý, hóa, còn môn sinh thì vẫn làm nhưng kết quả thì không chắc chắn lắm. Đức Huy (ghi)
** Giáo viên nhận xét bài thi khoa học tự nhiên
, Hiệu phó Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho rằng đề sinh học dài và khá khó, số câu dễ lấy điểm vào khoảng 12 đến 15 câu. Số câu còn lại đòi hỏi thí sinh phải tính toán.
So với năm ngoái, số câu hỏi bài tập nhiều nên thí sinh bị áp lực thời gian. Thí sinh có học lực trung bình có thể đạt quanh mức 5 điểm, thí sinh sẽ khó đạt điểm tối đa.
* Thầy Trần Đình Hương, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) cho biết, đề hóa số câu phù hợp với thời lượng, đề thi có sự phân hóa. Tuy nhiên độ khó không đều giữa các mã đề. Không có câu hỏi bất ngờ, đều là những câu hỏi quen thuộc nên thí sinh chỉ cần ôn kỹ là làm được. Theo thầy Hương nhận định, với đề hóa, thí sinh dễ đạt điểm tối đa hơn năm ngoái.
* Cô Lê Thị Ngọc Dung, môn Vật lý Trường THPT Marie Curie (Q.3) nhận xét: Đề thi môn vật lý trong bài thi tổ hợp, cụ thể là mã đề 201, đề nhẹ nhàng, vừa sức. Số câu hỏi khó nằm ở cuối đề, cụ thể là ở 4 câu cuối. Đa số các câu còn lại nhẹ nhàng. Học trò chỉ cần bám sát sách giáo khoa là có thể đạt 5 đến 6 điểm. Theo cô Dung, đề thi vật lý có phần lý thuyết nhiều nhưng hợp lý. Đề dễ, không khó, có tính phân hóa. B.Thanh (ghi)
Zing.vn cập nhật đề thi và bài giải môn Vật lý thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên sáng 23/6.