Thị trường lao động quý I năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi, tuy nhiên chưa đồng đều. Lực lượng lao động, số người có việc làm, thu nhập bình quân quý I năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường lao động quý I năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi, tuy nhiên chưa đồng đều. Lực lượng lao động, số người có việc làm, thu nhập bình quân quý I năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước.
Các số liệu thống kê về thị trường lao động năm 2023 nêu trên và so sánh với số liệu các năm trước đều cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng hàng năm. Theo số liệu năm 2010, khi dân số khoảng 87,5 triệu dân thì lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên khoảng hơn 50,5 triệu người; còn năm 2023 dân số khoảng 100 triệu dân thì lực lượng lao động này là 52,4 triệu người. Như vậy, Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là dân số có khả năng lao động (độ tuổi từ 15 đến 64) chiếm tỷ lệ cao. Theo nhận định của các chuyên gia dân số, thời kỳ cơ cấu này có thể kéo dài đến năm 2037. Điều đó cho thấy Việt Nam đang có một nguồn cung lao động trẻ khá dồi dào cho thị trường lao động.
Mặc dù thị trường lao động năm 2023 đang phục hồi và hướng ổn định, nhưng xem xét các chỉ số khác vẫn còn đó những áp lực có thể làm cho thị trường lao động xáo trộn, bất ổn trong năm 2024.
Thứ nhất, số lao động có việc làm phi chính thức bao gồm cả những lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản đang rất lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động phi chính thức tính chung cho cả năm 2023 là 33,3 triệu người. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,9%, giảm 0,9 điểm phần trăm, giảm thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với năm 2022. Số lao động phi chính thức tăng được lý giải là do sự sụt giảm đơn hàng diễn ra từ năm 2022 đến hết năm 2023 làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, tác động đến thị trường lao động, từ đó làm giảm hiệu quả của các chính sách thúc đẩy chính thức hóa lao động phi chính thức.
Thứ hai, chất lượng lao động cung cho thị trường còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Áp lực này thể hiện qua chỉ số lực lượng lao động đã qua đào tạo. Năm 2023, ước tính khoảng 14,1 triệu người đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ, chiếm 27%. Nếu vậy cả nước vẫn còn trên 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Cũng cần nói thêm rằng, với thời kỳ cơ cấu dân số vàng, lao động trẻ rất cần được đào tạo bởi lục lượng này sẽ dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt hơn trong chuyển đổi nghề…
Ngoài ra, việc thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập. Điều này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ có dấu hiệu chậm lại trong năm 2023 khi so sánh với các năm 2020, 2022 (năm 2021 không tính đến vì ảnh hưởng rõ của đại dịch Covid-19). Thí dụ, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp năm 2020, 2022 giảm lần lượt 1 và 1,6 điểm phần trăm thì tăng tương ứng ở khu vực công nghiệp, xây dựng là 0,5 và 0,3 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ 0,5 và 1,2 điểm phần trăm. Năm 2023 tỷ trọng này giảm chậm ở cả ba khu vực trên theo thứ tự tương ứng 0,6, 0,1 và 0,6 điểm phần trăm.
Thứ tư, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, tỷ lệ này hơi cao. Đáng chú ý, tỷ lệ này ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn; trong khi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị.
Thứ năm, số lao động không sử dụng hết tiềm năng trong năm 2023 là khoảng 2,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 4,3%. Áp lực này cho thấy mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động, có thể phản ánh tình trạng dư cung về lao động cũng như vấn đề kết nối cung- cầu lao động trên thị trường. Tất nhiên, số lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại trong thị trường và thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội...
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Ngay từ đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế. Chính phủ xác định thị trường lao động Việt Nam đóng vai trò trọng yếu của nền kinh tế như các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản… Việc thực hiện Nghị quyết này có tính chiến lược dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi các bộ, ngành phải chủ động phối hợp thực hiện từ sớm.
Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, ngành Lao động đã chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước tập trung kết nối cung - cầu lao động, kết nối thông tin lao động - việc làm giữa các tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động, nhất là việc ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu lao động. Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động; đẩy mạnh giải ngân vốn cho vay giải quyết việc làm…
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ nhằm phục hồi kinh tế đã mang lại những kết quả tích cực giúp thị trường lao động năm 2023 từng bước ổn định và hồi phục dần vào cuối năm 2023.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, cao hơn 666,5 triệu người so với năm trước. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%; lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 là 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới là 75,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó con số này của nữ giới là 62,9%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022.
Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại.
Về lao động qua đào tạo: tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là 27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước. Đáng chú ý, tỷ lệ này ở quý 4/2023 là 27,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thất nghiệp: Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,01%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%).
So sánh tỷ lệ thiếu việc làm trên với các năm 2021, 2022 có thể thấy thị trường lao động bị xáo trộn mạnh ở năm 2021 do đại dịch Covid-19, năm 2022 do kiểm soát được đại dịch nên tình hình thiếu việc làm của người lao động tiếp tục xu hướng được cải thiện từ năm 2022 cho đến cuối năm 2023.
Về tiền lương, tiền công: thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).