TPO - Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Đà Nẵng, một sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19.
TPO - Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Đà Nẵng, một sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19.
Theo các đánh giá, xu hướng du lịch của người Hàn Quốc đến Đà Nẵng nghiêng về du lịch nghỉ dưỡng, làm đẹp nhiều hơn.
Đà Nẵng với lợi thế bãi biển dài và đẹp cùng với các khu nghỉ dưỡng sang trọng, đẳng cấp trở thành lựa chọn hàng đầu trong mắt du khách Hàn Quốc. Trong thời gian qua, nhiều ngôi sao hạng A của Hàn Quốc cũng chọn đến Đà Nẵng du lịch càng củng cố thêm súc hút của Đà Nẵng.
Tuy nhiên, thị trường khách Hàn cũng đang có xu hướng tìm đến những điểm đến mới phía Nam như Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phú Quốc...
Thiếu sản phẩm du lịch mới, giá phòng cao...khiến khách quốc tế đến Đà Nẵng 9 tháng đầu năm còn kém xa so với trước dịch và có xu hướng dịch chuyển vào Nha Trang.
Đà Nẵng là điểm sáng trong bức trang phục hồi du lịch sau đại dịch so với cả nước. Ba tháng mùa hè, thành phố nhộn nhịp với những sân bay chật kín khách, bãi biển đông đúc, nhiều khách sạn kín phòng. Khách nội địa vẫn chọn Đà Nẵng là điểm đến trong mùa hè.
Thống kê của ngành du lịch, 9 tháng đầu năm 2023, khách nội địa đến Đà Nẵng do các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 4,2 triệu lượt, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ 2022 và bằng 142% so với cùng kỳ 2019. Sau mùa hè, thành phố bước vào mùa mưa, đã không còn cảnh nhộn nhịp của thị trường khách nội địa.
Thành phố thận trọng đưa ra chỉ số phục hồi thị trường khách quốc tế, khi mục tiêu năm 2023 đón 1,5 triệu lượt khách. Từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 5,8 lần so với cùng kỳ 2022, đạt 314% kế hoạch. Tuy nhiên con số này so với năm 2019 (trước dịch Covid-19), chỉ bằng 67%.
Khách Hàn Quốc đã quay trở lại Đà Nẵng năm 2023 nhưng chủ yếu đi theo khách lẻ và có xu hướng dịch chuyển vào Nha Trang. Ảnh: Nguyễn Đông
Điều khiến nhiều đơn vị lữ hành lo lắng là khách quốc tế đi lẻ tăng cao, làm sụt giảm nguồn thu cho doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, hết quý 3, có đến 80% khách quốc tế đi lẻ, chủ yếu là khách Hàn Quốc (hơn 770.000 lượt), trong khi khách đi theo đoàn chỉ chiếm 15-20% trong tổng khách lưu trú.
Nguyên nhân khách quốc tế đến Đà Nẵng còn khiêm tốn chủ yếu là thị trường Trung Quốc (chiếm 20% tổng lượng khách quốc tế năm 2019), chưa phục hồi, trong khi thị trường tiềm năng Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng.
Thêm vào đó, sau hơn hai năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến du khách cắt giảm chi tiêu, ngày lưu trú và chọn điểm đến gần, dẫn đến việc khôi phục mở đường bay quốc tế và khai thác các thị trường quốc tế gặp khó khăn.
Điều khiến ngành du lịch và các đơn vị kinh doanh lữ hành lo lắng, là sự dịch chuyển của du khách Hàn Quốc, vốn đang chiếm tỷ lệ 48% tổng lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng, đang có sự dịch chuyển và lựa chọn những điểm đến mới có nhiều sản phẩm du lịch mới.
"Khách Hàn Quốc, Nhật Bản đang đến Nha Trang (Khánh Hòa) nhiều hơn Đà Nẵng vì giá phòng. Nha Trang chỉ từ 700-800.000 đồng/phòng, còn Đà Nẵng giá vẫn từ 3-4 triệu. Các tour du lịch, hãng lữ hành họ sẽ chọn địa điểm rẻ hơn", ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, nói tại hội nghị tổng kết du lịch 9 tháng đầu năm, chiều 12/10.
9 tháng đầu năm 2023, Khánh Hòa đón hơn 1,45 triệu lượt khách quốc tế, gấp 9,6 lần so với cùng kỳ 2022. Nếu như Trung Quốc, Nga là thị trường truyền thống của Nha Trang trước đây, thì sang năm nay vị trí dẫn đầu thuộc về khách Hàn Quốc. Tính riêng tháng 7, địa phương này đón hơn 130.000 lượt khách Hàn Quốc và dự kiến con số này cả năm 2023 là 900.000 lượt.
Nhiều hạ tầng du lịch ở Đà Nẵng đang chậm đầu tư, thiếu sản phẩm du lịch mới. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Triết cho rằng, ngoài sự hấp dẫn về các điểm du lịch mới, thì giá cả cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút khách quốc tế trở lại Đà Nẵng. Do đó, ngành du lịch Đà Nẵng cần nghiên cứu, có các kiến nghị đề xuất kỹ hơn để thành phố xem xét và sớm ban hành các nghị quyết, chính sách riêng đối với ngành du lịch.
"Đà Nẵng có rất nhiều vấn đề thuộc ngành du lịch chưa có chính sách riêng, chưa được ưu tiên, như phát triển như kinh tế đêm, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nguồn nhân lực du lịch; cơ chế chính sách đặt hàng với các hiệp hội trong việc xúc tiến, thu hút khách đến Đà Nẵng...", ông Triết nói.
Đà Nẵng đang chậm đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch, như chưa xong quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, phân khu Ven vịnh Đà Nẵng chưa được phê duyệt; thiết kế ý tưởng cảnh quan tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành, thiết kế đô thị khu vực ven biển chưa được thông qua.
Thêm vào đó, chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng; các điểm dừng chân phục vụ các tuyến du lịch đường thủy nội địa chưa hoạt động do vướng kết luận Thanh tra Chính phủ (các dự án tại Sơn Trà); chậm triển khai các Đề án tạo điểm dừng chân của các địa phương. Điều này làm hạn chế khả năng tạo ra sản phẩm du lịch mới.
HĐND TP Đà Nẵng qua rà soát đầu tư công đã nhận định việc đầu tư, quan tâm cho lĩnh vực xã hội khá nhiều, trong khi liều lượng đầu tư cho lĩnh vực du lịch "chưa thực sự thỏa đáng". Do đó, ông Triết đề nghị UBND thành phố cần đề xuất để HĐND thẩm tra, thẩm định và cân đối ưu tiên danh mục thứ tự, khi đó các công trình, dự án về du lịch sẽ hài hòa.
Ông Trần Chí Cường, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho rằng trong bối cảnh dự báo kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến du lịch, ngành phải tính toán, linh hoạt trong việc tìm kiếm và xúc tiến tại các thị trường mới, cũng như làm mới sản phẩm du lịch và đầu tư sản phẩm mới.
"Nguồn lực chúng ta khó, điều kiện khó thì việc đầu tư sản phẩm mới sẽ khó. Trong khi một số thị trường truyền thống sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển trong năm 2024-2025, nên ngành du lịch phải nghiên cứu thị trường và xúc tiến khai thác thị trường mới", ông Cường nói và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay.
Ngành du lịch Đà Nẵng đặt mục tiêu khách quốc tế năm 2024 đạt 2,5 triệu lượt; 2025 đạt 2,8 triệu lượt, vẫn thấp hơn năm 2019 với 3,24 triệu lượt. Điều này cho thấy thành phố vẫn còn dè dặt kỳ vọng khách quốc tế nhộn nhịp trở lại trong ngắn hạn.
Công ty Luật Quốc tế Đà Nẵng là một tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng. Hình thành từ các luật sư, chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước với đầy đủ các lĩnh vực liên quan. Vì vậy, chúng tôi có thể cung cấp các giải pháp pháp lý tối ưu nhất mang lại cho khách hàng nhiều thành công trong những công việc cần hỗ trợ. Ngoài những luật sư chính của văn phòng hiện diện thường xuyên ở Đà Nẵng, chúng tôi cũng có một đội ngũ luật sư cộng tác ở hầu hết khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi có thể hỗ trợ được nhanh nhất các công việc của khách hàng và giảm thiểu các chi phí đi lại phát sinh cho họ. Dịch vụ luật sư chính mà DILAF cung cấp: 1. Dịch vụ luật sư tranh tụng tại tòa án 2. Tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng 3. Tư vấn thừa kế di chúc 4. Tư vấn pháp lý về đất đai - nhà ở, tranh chấp bất động sản 5. Tư vấn sở hữu trí tuệ 6. Tư vấn luật tài chính ngân hàng 7. Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước 8. Tư vấn các vấn đề liên quan đến lao động - việc làm 9. Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 10. Tư vấn thu hồi nợ 11. Tư vấn nội bộ doanh nghiệp 12. Tư vấn bảo hiểm và tranh chấp về bảo hiểm Thế mạnh của chúng tôi: ≫ Hơn 500 khách hàng doanh nghiệp lớn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ. ≫ Đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, được đào tạo từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước. ≫ Hỗ trợ nhanh nhất các công việc của khách hàng, giảm thiểu chi phí đi lại phát sinh. ≫ Tư vấn đúng đắn, thiết thực, sáng tạo trước khi các rủi ro trở thành thực tế. ≫ Bảo vệ toàn bộ quyền lợi của khách hàng một cách tối đa. ≫ Giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp một cách triệt để nhất. ≫ Giá dịch vụ hợp lý giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chúng tôi. ≫ Khách hàng tiêu biểu: Công ty Dinnco, Dược phẩm Danapha, Advance Nonwoven Việt Nam, Hitech Việt Nam Apparel, Fritta Việt Nam, Aotes, Viet Better, Warter Cube, Sea Phonex, Nishu Nam Hà,.. ☑ Công Ty Luật Quốc tế Đà Nẵng chính là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với các công ty, các ngân hàng và các tổ chức kinh tế quốc tế trong và ngoài nước.