Lối Sống Giản Dị

Lối Sống Giản Dị

Cùng Ngoại ngữ Sài Gòn Vina tìm hiểu về lối sống của người Hàn Quốc. Đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai có ý định đi du học hoặc định cư ở Hàn Quốc trong thời gian sắp tới.

Cùng Ngoại ngữ Sài Gòn Vina tìm hiểu về lối sống của người Hàn Quốc. Đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai có ý định đi du học hoặc định cư ở Hàn Quốc trong thời gian sắp tới.

Gánh nặng chi tiêu và thời gian

Nhiều người Nhật phải làm việc 8-10 giờ/ngày trong môi trường căng thẳng. Tính cả việc tăng ca, thì quỹ thời gian “me time” của họ ít hơn thời gian lao đầu vào công việc. Theo một khảo sát của Statista, 91% người Nhật muốn tận hưởng niềm vui một mình hơn là tụ tập bạn bè trong thời gian rảnh. Điều này vô tình hạn chế cơ hội họ gặp được “nửa kia”.

Bên cạnh đó, quan niệm “an cư lạc nghiệp” bén rễ sâu trong văn hóa các nước Á Đông, khiến việc sở hữu nhà trở thành điều kiện tiên quyết để kết hôn. Tuy nhiên trước bối cảnh lạm phát toàn cầu và giá bất động sản tăng phi mã, nhiều người thuộc thế hệ millennial đành bó tay với việc mua nhà. Bởi riêng việc nuôi sống bản thân qua ngày đã khiến họ chật vật, chứ chưa nói đến việc lập gia đình ở độ tuổi đôi mươi.

A: There is a newly opened ramen shop near my house. It’s interesting because there are booths, where you can sit and eat alone without feeling embarrassed.

B: Oh I know this, it’s a kind of ohitorisama ramen shop. These places are heaven for singles and introverts like me.

A: Gần nhà mình có một tiệm mì ramen mới mở, mà nó hay lắm. Chỗ ngồi ăn có vách ngăn, nên cậu có thể thoải mái đi ăn một mình mà không ngại.

B: À mình biết rồi, tiệm mì kiểu “solo” đây mà. Nó là thiên đường cho người vừa độc thân, vừa hướng nội như mình.

Vì sao ohitorisama phổ biến?

Theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa Geert Hofstede, Nhật Bản vốn có cấu trúc xã hội tập thể (collectivist society). Tuy nhiên đây là những lý do lối sống “siêu độc lập” vẫn ngày càng phát triển ở đây:

Nhật Bản vốn là một quần đảo, và trên mỗi hòn đảo thì diện tích đất sống được lại rất nhỏ. Theo nhà tư vấn kinh tế Motoko Matsushita, vì đặc thù đất chật người đông như vậy, mọi người cần dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Điều này vô hình trung khiến ai cũng bị áp lực đồng trang lứa, phải tìm kiếm cho mình một người đồng hành.

Việc ở và làm mọi thứ một mình từng chịu nhiều định kiến ở Nhật. Đất nước này có những thuật ngữ như benjo meshi (bữa ăn trong toilet) chỉ việc trốn vào toilet để ăn một mình vì xấu hổ. Một thuật ngữ khác là Christmas cake, ám chỉ những phụ nữ trên 25 tuổi mà vẫn độc thân là mất giá (như chiếc bánh Giáng sinh không còn giá trị sau đêm 25).

Nhật Bản cũng có tới 30% người dân trên 50 tuổi và tỷ lệ sinh chạm đáy từ cuối thế kỷ 19. Để giải quyết, chính phủ Nhật đẩy mạnh những chiến dịch mai mối và chế độ phúc lợi sau sinh. Những yếu tố này khiến người độc thân bị coi là phá hoại nền nếp và làm già hóa đất nước.

Trước áp lực “có đôi có cặp”, nhiều người Nhật hình thành tâm lý phản kháng. Họ ngày càng rời xa cuộc sống tập thể và dành thời gian cho bản thân để được tự do. Trước sự phát triển của những cộng đồng và dịch vụ dành cho người độc thân, họ không gặp quá nhiều khó khăn với quyết định này.

Lối sống này cũng phổ biến ở các nước lân cận. Ở Hàn Quốc, “honjok” (혼족) là phiên bản tiếng Hàn của ohitorisama. Khi tìm hashtag này trên Instagram, bạn sẽ thấy hàng chục nghìn bài đăng của những người đi ăn tối, xem phim và du lịch một mình. Các chương trình thực tế như I Live Alone cũng tập trung ghi lại cuộc sống một mình của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Nghề đan lục bình: món quà từ thiên nhiên, sáng tạo từ bàn tay con người

Trong nghệ thuật chế tác các sản phẩm lục bình, có một nguyên tắc căn bản, đó là không sơn màu, mà phải giữ nguyên màu tự nhiên của nó. Nếu muốn cho sản phẩm có màu sắc, người ta phải nhuộm cây nguyên liệu trước khi đan sản phẩm, giống như nhuộm cây lác trước khi dệt chiếu.

Tuy nhiên, cách làm này ít thông dụng. Để làm đẹp cho sản phẩm, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng, người ta thường sử dụng các vật liệu trang trí như hoa cỏ khô, các loại dây, thừng hoặc các loại hạt cườm bằng nhựa hoặc thủy tinh để kết hoa lá lên các sản phẩm lục bình. Cách làm này đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường ở nước ngoài.

Cho đến nay, có hai hình thức đan sản phẩm lục bình rất đơn giản: Đan thảm lục bình, hay còn gọi là đĩa lục bình và đan khung lục bình. Có ba kỹ thuật đan lục bình cơ bản, mỗi kiểu đan thích hợp với mỗi loại sản phẩm khác nhau.

1. Đan hạt gạo, hay còn gọi là đan mắt na: đan kệ để báo và tạp chí

2. Đan xương cá: thường được ứng dụng để đan thảm

3. Đan rối, hay còn gọi là đan nhện: đan khung, đẹp hơn đan hạt gạo nhưng cũng khó thực hiện hơn. Đến nay, kiểu đan này mới chỉ phổ biến ở vùng Cái Bè, Tiền Giang, còn ở các địa phương của Vĩnh Long chủ yếu ứng dụng hai kiểu đan hạt gạo và đan xương cá.

Tùy theo từng địa phương, từng cơ sở mà người ta đan những sản phẩm khác nhau. Nếu Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, chuyên đan thảm lục bình thì ở huyện Cái bè, tỉnh Tiền Giang, người ta lại đan chủ yếu là các mặt hàng đan khung. Mặt hàng này tương đối phong phú và đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ v.v…

Cây lục bình thường trôi lang thang trên các dòng sông, rồi tấp vào các dải đất ven sông hoặc quanh các cù lao. Cũng có khi cây lục bình lớn lên trong các mương vườn. Vào khoảng ba tháng tuổi, cây lục bình bước vào giai đoạn trưởng thành, thân cây đạt độ dài 60 cm. Đó chính là lúc thích hợp để thu hoạch cây lục bình.

Người ta cắt cây lục bình sát gốc, vạt bỏ lá, rồi đem phơi ngoài nắng vài ba hôm cho lục bình héo khô, thế là thành cây nguyên liệu để đan các sản phẩm lục bình.

Ngày nay, nghề đan lục bình bước đầu đã phát triển tương đối mạnh ở một số địa phương trong các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long. Nghề đan lục bình tạo ra công ăn việc làm, làm tăng thêm thu nhập cho người nông nhàn ở thôn quê,  trở thành nghề mưu sinh cho hộ gia đình. Những người đan lục bình phần đông là chị em phụ nữ ngoài công việc đồng áng và công việc nội trợ trong gia đình, thường tranh thủ những giờ nhàn rỗi để đan lục bình. Tuy chỉ là nghề phụ, nhưng người thợ khéo tay, chịu khó khi đã quen tay quen việc thì thu nhập từ nghề đan lục bình lại cao hơn thu nhập chính là nghề nông. Hơn hết, công việc này luôn có quanh năm. Nghề đan lục bình đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, là cứu cánh của nhiều lao động nhàn rỗi. Cây lục bình đã được đặt tên là cây xóa đói giảm nghèo.  Trên thị trường hiện nay, nhu cầu về sản phẩm lục bình vẫn còn nhiều, có nghĩa là nghề đan lục bình vẫn đang có cơ hội để phát triển mạnh trong tương lai. Làng nghề thủ công mỹ nghệ huyện Kim Sơn, Ninh Bình, đang ngày càng phát triển nghề đan lục bình với mô hình làng nghề, các doanh nghiệp đã và đang ngày càng hoàn thiện, phát triển chuyên nghiệp để đưa các sản phẩm với chất lượng tốt nhất, phù hợp với thị hiếu tới tay người tiêu dùng, và xuất khẩu sang các nước trong khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, đối với những người lao động nghèo muốn dựa vào nghề này để phát triển kinh tế gia đình, coi đó như là một nguồn thu nhập ổn định thì hiện đang đứng trước hai khó khăn lớn. Thứ nhất là về đồng vốn. Họ cần có tiền để mua cây lục bình nguyên liệu, trữ lại để sử dụng trong mùa mưa hoặc vào những lúc khan hiếm nguồn hàng trên thị trường. Khó khăn lớn thứ hai là nguồn hàng nguyên liệu. Ngày nay, cây lục bình trong tự nhiên đang ngày càng ít đi.  Ví dụ ngay tại Vĩnh Long không có nơi nào cung cấp cây lục bình nguyên liệu. Còn các hộ gia đình tại các địa phương cũng cho biết, việc khai thác cây lục bình trong tự nhiên giờ đây cũng không còn dễ dàng như trước kia nữa.  Muốn tìm được cây lục bình, họ phải tập trung thành đoàn, dùng ghe đi tìm ở những địa bàn xa mới hy vọng có được nguồn hàng...

Từ thực trạng trên, cần cả những người làm nghề và người quản lý cùng nhau nhìn về một hướng để cải thiện. Trước hết, đối với những người trực tiếp liên quan đến nghề đan các sản phẩm lục bình thì đã đến lúc họ phải tính đến khả năng trồng cây lục bình nguyên liệu để thay thế cho việc khai thác cây lục bình trong tự nhiên. Cây lục bình không khó trồng. Từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch chỉ mất khoảng ba tháng, không cần nhiều công chăm sóc. Thứ hai, ở góc độ quản lý, thì việc một loại cây hoang dại trong tự nhiên, cách nay năm, mười năm hầu như còn là một loại cây vô danh như cây lục bình mà đến nay cũng bị khai thác cạn kiệt đặt ra một vấn đề đáng phải suy nghĩ: đó là vấn đề về sự cộng sinh giữa con người với môi trường.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Rattanakosin (RMUTT), Thái  đã thành công trong việc phát triển sợi tự nhiên từ thân lục bình để tạo ra các sản phẩm dệt may sáng tạo.

Nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư Tiến sĩ Sakorn Chonsakorn cùng với Phó giáo sư Tiến sĩ Rattanaphol Mongkholrattanasit và Giá sư Supanicha Srivorradatpaisan thuộc Khoa Dệt May, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thực phẩm thuộc Đại học RMUTT thực hiện. Dự án nhận tài trợ từ Viện Dệt May Thái Lan, tập trung vào việc chiết xuất sợi lục bình bằng phương pháp cơ học, kéo sợi, dệt vải và tạo ra các sản phẩm dệt may từ vật liệu này. Nghiên cứu phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị cho nông sản.

Quy trình sản xuất sợi lục bình:

Lục bình có đặc tính sinh trưởng nhanh, trôi nổi tự do, lan toả nhanh trên khắp bề mặt nước từ châu Á đến châu Phi. Sự lan nhanh của loài cây này ở nhiều vùng của châu Phi trong suốt thập kỷ qua đã gây ra mối lo ngại rất lớn. Nếu không được kiểm soát thì lá lục bình sẽ chặn ánh sáng mặt trời, làm giảm hàm lượng oxi trong nước và giết chết cá. Hơn nữa, lục bình còn làm tắc dòng chảy, giảm sự đa dạng sinh thái và cản trở giao thông đường thuỷ. Khu vực sống của lục bình còn là môi trường sống hấp dẫn của muỗi gây bệnh sốt rét và là nơi ẩn náu của ốc sên gây bệnh sán. Holia Onggo, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Vật lý thuộc Viện khoa học Indonesia cho rằng: “Nếu được tận dụng tốt, lục bình có thể trở thành nguồn thu nhập của nhân dân”. Bà cũng cho biết thêm, người ta cũng đã tìm thấy một số công dụng hữu ích ở loài cây này. Ví dụ như: thân cây có thể dùng làm đồ nội thất, giấy và hàng thủ công, hoặc được sử dụng để tạo ra phân bón, khí ga. Khí ga được chuyển hóa từ chất hữu cơ mục nát trong điều kiện không có oxi. Onggo cũng tham gia vào chương trình đào tạo nhân dân địa phương đưa lục bình trở thành nguồn lợi đáng kể, bà cho biết: “Không có đòi hỏi gì về yêu cầu kỹ thuật để sản xuất nguyên liệu thô từ lục bình”.

Lục bình, từ một loài "cỏ dại" trên sông nước, đã trở thành nguồn nguyên liệu quý giá trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và thời trang. Với những đặc tính ưu việt và ý nghĩa to lớn, lục bình hứa hẹn sẽ tiếp tục được khai thác và phát triển, góp phần nâng cao giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường.

Nguồn: Scidev.net | langnghe.org

Ohitorisama (お一人様) là một thuật ngữ của Nhật, chỉ xu hướng sống và làm việc một mình, tận hưởng thời gian riêng mà không cần bạn đồng hành. Khác với hikikomori, họ không cô lập với thế giới mà chỉ muốn có trải nghiệm cá nhân. Ohitorisama bao gồm cả những người đã kết hôn nhưng đôi lúc muốn “đánh lẻ”.

Theo Cục điều tra dân số Nhật Bản, cứ 7 phụ nữ thì có 1 người chưa kết hôn khi chạm ngưỡng 50. Dự kiến đến năm 2040, một nửa dân số Nhật Bản sống độc thân. Ở Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, hơn 10% người Việt đang theo đuổi lối sống này.

Sự chiếm sóng của ohitorisama thể hiện ở các tiệm mì ramen “hướng nội”, phòng karaoke 1 người hay các studio apartment (căn hộ nhỏ cho 1 người thuê). Xu hướng này đang thay đổi hành vi tiêu dùng từ theo nhóm sang đơn lẻ.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International dự đoán đây sẽ là xu hướng tương lai của thế giới. Tuy nhiên, ohitorisama cũng gây tranh cãi vì đi ngược với văn hóa tập thể của đa số các quốc gia phương Đông.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ một cộng đồng do cố ký giả Iwashita Kumiko sáng lập năm 1999. Nhóm có tên O-hitori Sama Koujou Iinkai (Hiệp hội vì lợi ích của những người độc thân). Họ lập riêng một trang web gợi ý địa điểm ăn uống, hướng dẫn du lịch cho những người phụ nữ thích trải nghiệm các hoạt động này một mình.

Năm 2004, ký giả Haishi Kaori là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ cho cả những phụ nữ đã “yên bề gia thất”. Từ năm 2007 trở đi, ohitorisama được sử dụng rộng rãi cho cả nam lẫn nữ nhờ ảnh hưởng của nhà xã hội học Ueno Chizuko.

Năm 2009, bộ phim truyền hình Ohitorisama đã đưa thuật ngữ này đến gần đại chúng hơn. Nhân vật chính của phim là Akiyama Satomi, một giáo viên nữ có sở thích ăn uống một mình. Cô là đại diện điển hình cho phụ nữ Nhật Bản hiện đại: ưa thích lối sống độc thân, nhưng vẫn thoải mái và tự chủ về tài chính.