Như chúng ta đã hiểu về pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đây được hiểu chính là hệ thống những quy tắc xử sự mà trong quy tắc đó mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Như vậy, khái niệm pháp luật được thể hiện bằng 4 ý cơ bản sau đây:
Như chúng ta đã hiểu về pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đây được hiểu chính là hệ thống những quy tắc xử sự mà trong quy tắc đó mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Như vậy, khái niệm pháp luật được thể hiện bằng 4 ý cơ bản sau đây:
Một là, Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:
– Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.
– Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.
– Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Ba là, Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.
Bốn là, Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.
Xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT), tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì tập quán không còn phù hợp (với tập quán thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người trong thị tộc). Trong điều kiện lịch sử mới, khi xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập một trật tự mới, đó chính là quy phạm pháp luật.
Từ các nội dung và đặc điểm đã nêu ra như trên có thể hiểu rằng hệ thống pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
Như vậy ta có thể thấy rằng nhờ có pháp luật, các chủ thể trong xã hội nắm bắt được hành vi nào là hợp pháp được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc và hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp các tình huống cụ thể. Mục đích của pháp luật là tăng cường và củng cố các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với thực tại khách quan.
Pháp luật là quy tắc trong xã hội mà mọi người phải thực hiện theo, nhưng pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.
Cũng từ sự ra đời của pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
1.1.1. Thực hiện thông qua quy định quyền + nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia QHPL
1.3.1. Tác động của PL vào ý thức con người, làm con người xử sự phù hợp.
2.1.1. NN thừa nhận một thói quen phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị
2.2.1. NN thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính/cơ quan xét xử khi giải guyết các trường hợp để áp dụng với các trường hợp sau này
2.3.1. Thể hiện bằng văn bản do các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành
3.1.1. Quy tắc xử sự bắt buộc do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành và thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh QHXH theo hướng nhất định.
3.2.1. Giả định: mô tả tình huống thực tế; nói về thời gian, địa điểm, chủ thể, hoàn cảnh.
3.2.1.1.2. Giả định xác định tương đối
3.2.2. Quy định: nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể xử sự theo khi ở hoàn cảnh đã nêu trong giả định.
3.2.2.2. Theo khả năng thể hiện
3.2.3. Chế tài: biện pháp mà NN dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện mệnh lệnh.
3.2.3.1.2. Chế tài xác định tương đối
3.2.3.2. Theo tính chất của sự phản ứng gay gắt đới với hành vi chống đối
3.2.3.2.2. Chế tài khôi phục PL
6.3.1. Do NN ban hành và thực hiện.
7.1.1. QHXH được PL điều chỉnh, bên tham gia đáp ứng được điều kiện do NN quy định, có quyền + nghĩa vụ theo quy định PL
7.2.2. Quan hệ tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng
7.2.3. Xuất hiện trên cơ sở quy phạm PL
7.2.4. Mang quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
7.2.5. Đảm bảo bằng sự cưỡng chế của NN, phụ thuộc vào sự tự giác của bên tham gia
7.3.1.1. Cá nhân, tổ chức đáp ứng được đk của NN quy định cho mỗi loại QHPL và tham gia vào QHPL đó
7.3.1.1.1. Năng lực PL: quyền + nghĩa vụ pháp lý mà NN quy định cho các tổ chức, cá nhân
7.3.1.1.2. Năng lực hành vi: khả năng của cá nhân, tổ chức được NN thừa nhận, độc lập chịu trách nhiệm hành vi của mình
7.3.2.1. Giá trị vật chất, tinh thần, thỏa mãn nhu cầu của mình khi tham gia các QHPL. Vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ
6.2.1. Thể hiện nội dung PL dưới hình thức PL.
5.1.1. PL phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, là công cụ để thống trị giai cấp.
5.2.1. NN đại diện xh ban hành PL, thể hiện ý chí của các giai tầng khác nhau.
5.3.1. PL được xây dựng trên nền tảng dân tộc.
5.4.1. Sẵn sàng tiếp nhận nền văn minh, văn hóa, pháp lý của nhân loại.
6.1.1. Giới hạn mà NN quy định, trong tình huống nhất định, có thể xử sự tự do trong khuôn khổ cho phép.