Triển Lãm Tranh Ảnh Chủ Đề Quê Hương Đất Nước

Triển Lãm Tranh Ảnh Chủ Đề Quê Hương Đất Nước

Tranh phong cảnh quê hương và đất nước là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thường được các người yêu nghệ thuật treo tường để tôn vinh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu đối với đất nước. Đây là những kiệt tác thể hiện lòng tự hào và tình cảm sâu sắc với truyền thống.

Tranh phong cảnh quê hương và đất nước là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thường được các người yêu nghệ thuật treo tường để tôn vinh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu đối với đất nước. Đây là những kiệt tác thể hiện lòng tự hào và tình cảm sâu sắc với truyền thống.

VHO - Ngày 18.3.2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” tại Hà Nội.

Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” gồm 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Điểm nhấn của những bức tranh trong bộ sưu tập Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, và đặc biệt kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hoá độc đáo của người Kinh kỳ xưa. Niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho rằng có lẽ được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết cho biết: "Với người Hà Nội xưa có một món ăn tinh thần không thể thiếu, và là thú chơi tao nhã: đó chính là Tranh dân gian Hàng Trống. Những bộ tranh truyện Hàng Trống tại triển lãm, khi được trực tiếp cảm nhận với tôi đó là những kiệt tác. Mỗi bức tranh toát lên nét sinh động, tinh tế, ý nhị và sâu sắc cả về nội dung và hình thức, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian độc đáo của Việt Nam".

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

"Chính vì vậy, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn của các dòng tranh dân gian trong đời sống hiện nay, tôi hi vọng sự kiện là cơ hội tuyệt vời để công chúng chiêm ngưỡng và cảm nhận rõ hơn những vẻ đẹp và giá trị của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành", bà Nguyễn Thị Tuyết nói.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho biết, tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhưng có lẽ lâu rồi chúng ta mới có dịp tiếp xúc lại với loại tranh này. Dù đã có cách đây hàng trăm năm nhưng trong điều kiện đất nước có những biến động, chiến tranh, chúng ta đã không in những loại tranh này, chỉ có những loại nhỏ...

“Để tạo ra được mỗi bức tranh này, các chủ hiệu tranh phải thu mua ván để khắc tranh, mỗi tấm tranh ít phải ghép 2-3 tấm ván lại với nhau, phải gia công thợ mộc cho bằng, cho đẹp, sau đấy người thợ sẽ gia công vẽ. Tất cả các công đoạn để làm loại tranh này đều được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao", nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho hay.

Tranh Hàng Trống được chia thành nhiều loại như tranh thờ, tranh sinh hoạt, thiên nhiên, tranh truyện, tranh Tết. Trong đó, tranh truyện được vẽ theo các tích truyện cổ như Chiến quốc, Sơn hậu, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Chiêu Quân cống Hồ...

Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn có lễ Tiếp nhận bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ từ nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ nằm trong bộ sưu tập tranh được giới thiệu trong triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.

Về lý do trao tặng tác phẩm quý này cho Bảo tàng, hoạ sĩ Phan Ngọc Khuê, Nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam chia sẻ “Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc Nữ nhi – Anh kiệt chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả, là ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng cho người đương đại. Chúng ta có dịp nhìn lại những tấm gương cao đẹp của người xưa trong di sản văn hoá dân tộc cũng là một điều cần thiết và bổ ích”.

Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong tháng tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống - một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến ngàn đời của Thăng Long – Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” mở cửa phục vụ công chúng tham quan từ ngày 18.3.2024 cho đến hết ngày 31.3.2024 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Việc vẽ bích họa sen góp phần tô điểm cho cảnh sắc trường học, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương và con người Đồng Tháp đến với bạn bè, du khách gần xa.

Hưởng ứng Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã phát động vẽ bích họa (hình thức vẽ tranh lên các bức tường có diện tích tương đối lớn) về sen với chủ đề “Rạng ngời sắc sen” từ ngày 4/4-6/5.

Sự kiện nhận được sự hưởng ứng tham gia của hàng trăm cơ sở giáo dục trong tỉnh.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Thanh Hùng, việc vẽ bích họa sen góp phần tô điểm cho cảnh sắc trường học thêm sinh động, tươi đẹp; nâng cao hiểu biết cho giáo viên và học sinh về ý nghĩa, thương hiệu, giá trị sản phẩm sen, qua đó quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương và con người Đồng Tháp đến với bạn bè, du khách gần xa; đồng thời, khích lệ sự sáng tạo, phát triển năng khiếu của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Hơn 600 cơ sở giáo dục tham gia vẽ tranh bích họa, mỗi trường chọn vị trí phù hợp, khoảng tường trống diện tích từ 5-10m2 để vẽ một bức tranh bằng những chất liệu như: sơn nước (chống thấm), sơn dầu công nghiệp, sơn acrylic hoặc chất liệu tương tự có độ bền để sử dụng lâu dài.

Tác phẩm bích họa sen cần đảm bảo yếu tố mỹ thuật, nội dung và thông điệp; thể hiện những nét đẹp về sen, văn hóa, con người Đồng Tháp; mô tả sinh động về cảnh quan thiên nhiên, phong cảnh, đời sống sinh hoạt, nét đẹp lao động, học tập; các sản phẩm đặc trưng, văn hóa ẩm thực, lễ hội, làng nghề… trên địa bàn.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cho biết dù thời gian phát động ngắn nhưng đa số các trường học đã tích cực tham gia và hoàn thành bức bích họa sen.

Trong tổng số trên 600 cơ sở giáo dục tham gia có 191 cơ sở giáo dục mầm non, 238 cơ sở giáo dục tiểu học, 133 cơ sở giáo dục trung học cơ sở, 42 cơ sở giáo dục trung học phổ thông…

Đại diện Trường Mầm non Tân Khánh Trung (huyện Lấp Vò) cho hay đơn vị hưởng ứng Lễ hội sen và tham gia hội thi vẽ bích họa với tác phẩm “Sắc sen quê nhà."

Bức bích họa có 3 màu chủ đạo gồm: màu hồng là màu của hoa sen, biểu tượng cho vùng đất sen hồng Đồng Tháp; màu xanh lá là màu của sự phát triển; màu vàng là màu của đồng lúa chín.

Trong bức bích họa, hình ảnh người phụ nữ tượng trưng cho người Đồng Tháp cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; hoa sen tỏa sắc và đàn sếu bay vút lên cao có sự kết hợp hài hòa, thể hiện sự thanh bình, thịnh vượng và khát vọng vươn cao, bay xa hướng đến tương lai.

Không chỉ vẽ bích họa sen để trang trí, làm đẹp cho khuôn viên nhà trường, 28 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 41 trường trung học cơ sở, 29 trường trung học phổ thông đã đăng ký tham dự Hội thi vẽ bích họa sen với tổng cộng 140 tác phẩm (kèm clip thuyết minh chi tiết).

Kết quả Hội thi, giải nhất thuộc về 4 trường gồm: Trường Mầm non Tân Khánh Trung (huyện Lấp Vò), Tiểu học Bình Thành 2 (huyện Thanh Bình), Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tiệp và Trung học Cơ sở-Trung học Phổ thông Giồng Thị Đam (huyện Tân Hồng).

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải nhì, ba và khuyến khích cho nhiều trường ở các cấp học./.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Đồng Tháp đẩy mạnh việc xây dựng và cơ cấu lại sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, trong đó chú trọng du lịch nông nghiệp, sinh thái.

Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Màu nước Hà Nội ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.

Triển lãm giới thiệu 50 tác phẩm đặc sắc bằng chất liệu màu nước từ những hình ảnh đời thường quen thuộc, phong cảnh thiên nhiên đến con người Thủ đô.

Triển lãm có sự tham gia của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, đa số đều có tuổi đời khá trẻ, là những người con của Hà Nội đã sinh ra và lớn lên tại đây hoặc đôi lần ghé qua rồi lưu lại ấn tượng không thể phai mờ trong tâm trí.

Các tác phẩm được trưng bày trong triển lãm phản ánh những sinh hoạt thường nhật, văn hóa, di sản và cảnh sắc thiên nhiên, qua đó truyền tải tới người xem tình yêu quê hương, đất nước, con người một cách sinh động, chân thực.

Trong khuôn khổ của triển lãm sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu từ các nghệ sĩ thực hiện để tạo nên một không gian kết nối giữa chủ thể sáng tạo, tác phẩm, và công chúng đón nhận.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 10 – 20/9, tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cũ – 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.