Vietnam-visa.com được thành lập để hỗ trợ người nước ngoài dễ dàng xin được tấm visa nhập cảnh Việt Nam cũng như gia hạn visa, và xin các loại giấy tờ khác để có thể lưu trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Vietnam-visa.com được thành lập để hỗ trợ người nước ngoài dễ dàng xin được tấm visa nhập cảnh Việt Nam cũng như gia hạn visa, và xin các loại giấy tờ khác để có thể lưu trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trong 5-7 ngày làm việc, AZTAX đảm bảo người nước ngoài nhận được kết quả và thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm nhập cảnh của người nước ngoài. cam kết mang đến dịch vụ xuất sắc, đảm bảo sự hài lòng vượt xa mong đợi của quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ làm thư mời nhập cảnh.
Bằng cách tận dụng dịch vụ của AZTAX, doanh nghiệp sẽ nhận được trải nghiệm dịch vụ tối ưu, với thủ tục tối giản và chi phí linh hoạt và hợp lý, phù hợp với từng trường hợp hồ sơ. Để giảm bớt phiền toái trong việc thực hiện thủ tục bảo lãnh và mời người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, doanh nghiệp không cần phải tự mình đối mặt với các thủ tục phức tạp. Thay vào đó, doanh có thể tận hưởng sự thuận tiện và chuyên nghiệp với dịch vụ làm thủ tục và giấy tờ nhập cảnh của AZTAX.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm hồ sơ cấp thư mời xin visa vào Việt Nam cho người nước ngoài, AZTAX cam kết đưa ra giải pháp hiệu quả và đảm bảo hồ sơ của quý khách hàng được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác. Chúng tôi hứa đồng hành cùng bạn để hồ sơ đậu 100%, mang lại sự tiện lợi và an tâm nhất trong thời gian ngắn nhất.
Xem thêm: Mẫu công văn xin nhập cảnh NA2 cho người nước ngoài
Thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam
Hiện nay, để nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam với bất kỳ lý do gì (Đi du lịch, học tập, công tác,...), người nước ngoài bắt buộc phải có Visa (Thị thực) nhập cảnh.
1. Điều kiện để được cấp VISA nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam
Đáp ứng 4 điều kiện sau đây, người nước ngoài mới có thể nhập cảnh vào Việt Nam:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định;
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh 2014;
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh (ngoại trừ đối tượng thuộc trường hợp xin cấp visa NG1-NG4);
- Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh người nước ngoài, ở đây sẽ tùy vào từng trường hợp để xin cho đúng mục đích, cụ thể:
+ Giấy phép lao động theo quy định của Luật Lao động nếu xin visa lao động;
+ Giấy tờ chứng minh việc đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nếu xin visa đầu tư;
+ Giấy phép hành nghề theo quy định Luật Luật sư nếu xin visa hành nghề luật sư;
+ Văn bản tiếp nhận của nhà trường/cơ sở giáo dục tại Việt Nam nếu xin visa du học.
Bên cạnh đó, còn có những trường hợp được miễn VISA nhập cảnh cho người nước ngoài, cụ thể đó là những trường hợp như sau:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
- Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước;
- Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vợ/chồng, con của họ (là người nước ngoài);
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Xem thêm: Dịch vụ gia hạn Visa cho người nước ngoài
Xem thêm: Những điểm mới về Visa, thị thực
Xem thêm: Thủ tục, điều kiện để được định cư tại Mỹ
2. Thành phần hồ sơ xin cấp Visa
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ cần thiết để chuẩn bị làm Visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp visa (thị thực) Việt Nam (theo mẫu NA1);
- Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:
+ Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA2);
+ Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA3).
- Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động…).
Thông thường sẽ có hai (02) cách để xin Visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, đó là: Xin trực tiếp hoặc xin online (E-Visa). Cụ thể:
Cách 1: Đối với hình thức xin Visa trực tiếp
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
Bước 2. Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài:
Nộp hồ sơ tại 1 trong 3 trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Cục QLXNC) – Bộ Công an:
- Tại Hà Nội: Số 44-46 đường Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1.
Lưu ý: Đối với các tỉnh thành có địa chỉ từ Đà Nẵng trở ra quý khách nộp hồ sơ tại Văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội. Đối với các tỉnh thành có địa chỉ tại Quảng Nam trở vào quý khách nộp hồ sơ tại Văn Phòng cục tại TP Hồ Chí Minh.
Thời hạn Cục QLXNC xem xét giải quyết, cấp thị thực (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):
- Không quá 5 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
- Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế;
- Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng; vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
Cách 2. Hình thức Online (E-visa) cho người nước ngoài
Bước 1: Truy cập và nhập thông tin tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam;
Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử;
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ thông tin và chi phí), cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo kết quả;
- Nếu được chấp thuận, người nước ngoài sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam.
- Visa nhập cảnh cho người nước ngoài có thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm, tùy thuộc vào từng loại đăng ký, cụ thể như:
+ Đối với Visa du lịch không quá 3 tháng;
+ Đối với Visa thăm thân thời hạn dưới 6 tháng hoặc không quá 12 tháng;
+ Đối với Visa đầu tư thời hạn dưới 5 năm.
Lưu ý: Nếu người nước ngoài dự định làm việc, học tập lâu dài tại Việt Nam thì có thể cân nhắc làm thẻ tạm trú (visa dài hạn) ngay từ đầu, tránh sau này phải gia hạn Visa nhiều lần.
#visa #thịthực #thithuc #passport #hộchiếu #hochieu #nuocngoai #quôctế #quocte #international #nhậpcảnh #xuấtcảnh #việtnam #vietnam #law #laws #hpt #hptconsulting #attorneyatlaw #attorney #nhapcanh #xuatcanh #xuatnhapcanh #xuấtnhậpcảnh #luật #luậtxuấtcảnhnhậpcảnh #visaes
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
Mặc dù đã nới lỏng thủ tục xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam, nhưng không phải ai cũng nằm trong danh sách những quốc gia được Việt Nam miễn thị thực. Vì vậy, phần lớn công dân ngoại quốc khi có nhu cầu đến Việt Nam đều phải xin visa Việt Nam cho người nước ngoài.
Vietnam Booking sẽ thông tin đến bạn cách xin visa Việt Nam chuẩn xác với thủ tục đơn giản và quy trình thực hiện nhanh chóng. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ngay.
Trước khi xin visa Việt Nam cho người nước ngoài, bạn hãy tìm hiểu xem bản thân có nằm trong danh sách được miễn thị thực Việt Nam hay không. Theo đó, hiện có 24 quốc gia được Chính phủ Việt Nam miễn thị thực ngắn hạn, bao gồm: Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Belarus, Brunei, Chile, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Kyrgyzstan, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Philippines, Singapore, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Vương Quốc Anh, Italy.
Việt Nam, điểm đến không thể bỏ qua tại Đông Nam Á. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, những đương đơn là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài (Việt Kiều), có thể xin giấy miễn thị thực Việt Nam với thời hạn lên đến 5 năm.
Mặt khác, công dân của những quốc gia có thẻ đi lại APEC (mã VNM) cũng được nhập cảnh vào Việt Nam và lưu trú đến 60 ngày. Những quốc gia này bao gồm: Chile, Hàn Quốc, Brunei, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Papua New Guinea, Peru Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Úc và Trung Quốc.
Nếu không nằm trong danh sách những đối tượng được miễn visa Việt Nam, bạn cần làm thủ tục xin visa Việt Nam cho người nước ngoài theo yêu cầu.
Chính phủ Việt Nam chia thị thực thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại cấp cho một mục đích nhập cảnh riêng biệt. Theo đó, với 21 loại visa thường gặp, tùy vào mục đích xin visa nhập cảnh Việt Nam mà bạn có thể xin một trong những loại thị thực sau: DL, TT, DN1, DN2, DH, LĐ1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, VR, SQ, NG,…
Nếu xin visa Vietnam cho nguoi nuoc ngoai theo số lần nhập cảnh, bạn có thể quan tâm đến visa một lần và visa nhiều lần. Trong đó, visa Việt Nam nhiều lần bao gồm các diện sau:
➤ Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
➤ Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
➤ Visa 12 tháng nhập cảnh nhiều lần
Hồ sơ là điều kiện cần để xin visa Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Theo cách xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam, để sở hữu visa nhập cảnh vào Việt Nam, công dân ngoại quốc cần đáp ứng những điều kiện sau:
🔹 Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn.
🔹 Có công ty, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh. Trừ trường hợp xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.
🔹 Người nước ngoài không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.
🔹 Những trường hợp dưới đây, cá nhân xin visa Việt Nam cho người nước ngoài cần cung cấp các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
🔹 Cá nhân đến Việt Nam đầu tư cần có giấy chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam
🔹 Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề
🔹 Người nước ngoài vào Việt Nam để lao động phải có giấy phép lao động/ giấy miễn giấy phép lao động
🔹 Người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, nghiên cứu phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường nơi bạn theo học, hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Những đương đơn có nhu cầu nhập cảnh đến Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai cách sau để làm visa cho người nước ngoài vào Việt Nam. Tham khảo và lựa chọn phương thức xin visa phù hợp.
📍 Cách 1: Xin visa Việt Nam tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam).
📍 Cách 2: Xin visa Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế thông qua việc nhận bảo lãnh để xin công văn nhập cảnh. Với cách xin này, bạn cần có sự bảo lãnh đến từ một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam.
Nếu có visa điện tử, bạn có thể nhập cảnh nhanh chóng. (Ảnh: Internet)
Đối với những trường hợp cần làm visa cho người nước ngoài ở Việt Nam, bạn chỉ việc chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, hoặc thông qua một công ty du lịch, lữ hành qucoso tế được cấp phép để được hỗ trợ xin visa Việt Nam nhanh nhất.
Trong 2 cách xin visa Việt Nam ở trên, Vietnam Booking nhận thấy phương thức xin công văn nhập cảnh để nhận visa tại cửa khẩu được nhiều người quan tâm bởi thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh và tỉ lệ thành công cao. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xin công văn nhập cảnh để sớm sở hữu visa cho người nước ngoài ở Việt Nam.
➤ Bước 1: Xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Để xin được công văn nhập cảnh, trước hết bạn cần được một công ty/ tổ chức hợp pháp tại Việt Nam mời/ bảo lãnh. Đơn vị bảo lãnh sau đó sẽ điền tờ khai đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp Công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài. Trong tờ khai cần điền đầy đủ những thông tin gồm: Họ và tên, ngày sinh, Scan màu các mặt hộ chiếu, ngày dự định nhập cảnh Việt Nam, nơi nhận visa du lịch Việt Nam và một số mẫu đơn khác theo yêu cầu.
Công ty dịch vụ xin visa Việt Nam cho người nước ngoài, hoặc doanh nghiệp bảo lãnh sẽ chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh, sau đó nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Sau khi hồ sơ được xét duyệt, đơn vị bảo lãnh sẽ gửi công văn được chấp thuận qua email cho người nước ngoài. Lúc này, người nước ngoài sẽ scan công văn nhập cảnh và bay đến Việt Nam theo địa điểm nhập cảnh ghi trong công văn nhập cảnh.
Nhập cảnh vào Việt Nam nhanh chóng khi có công văn nhập cảnh. (Ảnh: Internet)
➤ Bước 2: Người nước ngoài làm thủ tục dán tem visa Việt Nam tại cửa khẩu chỉ định.
Để xin dán tem visa Việt Nam tại cửa khẩu, ngoài công văn nhập cảnh, đương đơn cần chuẩn bị thêm ảnh thẻ, hộ chiếu còn thời hạn, lệ phí xin visa và điền tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam.
*Lưu ý: Thị thực cho người nước ngoài ở Việt Nam xin tại cửa khẩu không phức tạp như thủ tục xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, hãy tìm kiếm sự bảo lãnh đến từ phía công ty tại Việt Nam để sớm được hỗ trợ xin visa dễ dàng.
Tùy vào hiệu lực visa Việt Nam và số lần nhập cảnh mà lệ phí sẽ khác nhau. Vietnam Booking sẽ liệt kê chi phí xin visa Việt Nam cho người nước ngoài mà bạn cần phải thanh toán khi xin cấp thị thực.
Visa Việt Nam cho trẻ em dưới 14 tuổi
Visa Việt Nam loại 3 tháng nhiều lần
Visa Việt Nam loại 3 – 6 tháng nhiều lần
Visa Việt Nam 6 tháng – 1 năm nhiều lần
Visa Việt Nam loại 1 – 2 năm nhiều lần
Visa Việt Nam loại 2 – 5 năm nhiều lần
Song song với lệ phí xét duyệt hồ sơ xin visa Vietnam cho người nước ngoài, đương đơn cần chi trả thêm những khoản phí bắt buộc khác như phí chuẩn bị hồ sơ xin visa, phí dịch thuật giấy tờ, hợp pháp hóa lãnh sự,…
Đối với những đương đơn xin visa Việt Nam cho người nước ngoài tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại, sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ nhận được kết quả visa sau khoảng từ 5 – 7 ngày làm việc.
Có công văn nhập cảnh, bạn dễ dàng xin được visa Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Đối với E-visa Việt Nam (visa điện tử), người nộp hồ sơ sẽ nhận được kết quả trong vòng 3 ngày, tính từ ngày nộp xong đơn xin thị thực điện tử. Người nước ngoài làm hồ sơ xin visa Việt Nam diện thăm thân cần phải có giấy bảo lãnh hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ với công dân Việt Nam.
Đương đơn không được phép xuất, nhập cảnh ngoài thời hạn thị thực cho phép.
Những đối tượng xin visa tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam, visa Vietnam cho người nước ngoài sẽ được cấp tại chỗ ngay sau khi hồ sơ của bạn được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Cá nhân xin visa Việt Nam không cần xuất nhập cảnh theo ngày chính xác đã khai trên tờ đơn xin visa, thay vào đó bạn có thể xuất, nhập cảnh tự do trong thời gian visa còn hạn cho phép.
Am hiểu thủ tục pháp lý là điều kiện cần mà các cá nhân cần nắm rõ khi xin visa Việt Nam cho người nước ngoài. Kế đến, bạn cần biết cách liên hệ với cơ quan thẩm quyền để giải trình về hồ sơ xin cấp thị thực. Đặc biệt, đối với những trường hợp người nước ngoài cần xin visa Việt Nam khẩn, bạn phải nêu được lý do chính đáng, có như vậy mới có thể thuyết phục Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp visa Việt Nam.
Đồng hành cùng Vietnam Booking để xin visa Việt Nam nhanh chóng. (Ảnh: Internet)
Thế nhưng, không phải ai cũng dày dặn kinh nghiệm và tường tận những vấn đề trên, nhất là đối với người ngoại quốc. Đó là lý do mà dịch vụ visa cho người nước ngoài ra đời. Theo đó, đồng hành cùng dịch vụ làm visa uy tín – Vietnam Booking là lựa chọn sáng suốt nhất, giúp bạn nhanh chóng cầm trong tay visa nhập cảnh Việt Nam.
Vietnam Booking – Đơn vị cung cấp dịch vụ visa đã có hơn 13 năm kinh nghiệm, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi sử dụng dịch vụ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam, bạn sẽ được hỗ trợ xử lý hồ sơ yếu, kể cả quốc tịch khó, nâng tỉ lệ đậu visa cao với thời gian hoàn thành nhanh chóng cùng chi phí tiết kiệm.
Đặc biệt, Vietnam Booking sẵn sàng tư vấn miễn phí những quy định của pháp luật về việc cấp visa Việt Nam và các loại giấy tờ liên quan. Mang đến cho quý khách sự hài lòng trên mức mong đơi. Để được tư vấn và báo giá dịch vụ xin visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài, hãy liên hệ hotline: 1900 3498 để nhận hỗ trợ tối ưu.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN XIN VISA VIỆT NAM NGAY